SÂN CẦU LÔNG | Phần 1: Sân cầu lông có quy cách như thế nào?

Bạn đang tập chơi cầu lông, vận động viên cầu lông chuyên nghiệp hoặc đang làm công việc liên quan đến bộ môn cầu lông, ... Nếu đã từng chơi bộ môn cầu lông "chuẩn chỉnh" thì ắt hẳn các bạn đã trải nghiệm các trận cầu trên sân cầu lông.


Sân cầu lông là nơi chơi, giao lưu, luyện tập, học cầu lông và diễn ra các trận đấu. Hãy cùng CL57PRO tìm hiểu quy chuẩn của sân cầu, cách thức người chơi cần nắm vững khi đánh trên sân, cho đến quy trình thiết kế & thi công nhé!


----------------------------------------------------------------------------------

Phần 1: Sân cầu lông tiêu chuẩn có quy cách như thế nào?

Phần 2: Lưới & Căng lưới cầu lông tiêu chuẩn

Phần 3: Ý nghĩa các đường kẻ & vị trí trên sân cầu lông

Phần 4: Thi công sân cầu lông tiêu chuẩn

Review sân cầu lông tiêu chuẩn

----------------------------------------------------------------------------------

 

Phần 1: Sân cầu lông tiêu chuẩn có quy cách như thế nào?


Đặc điểm sân cầu lông có gì?


- Sân chơi cầu lông có hình chữ nhật, thường là xanh lá hoặc xanh dương, chất liệu nền có thể là gỗ cứng hoặc thảm cao su tổng hợp,... Sân tính từ mép ngoài của các đường biên bên này cho đến mép ngoài của đường biên kia.

- Trụ cầu lông cao 1.55m, phải đủ chắc chắn để khi căng lưới vẫn đứng thẳng.

- Lưới cầu lông phải đảm bảo có độ dày đều nhau, mắt lưới nằm trong khoảng 15mm -  20mmChiều rộng lưới 76cm và chiều dài 6.7mĐộ cao tính từ giữa đỉnh lưới đến mặt sân là 1,524m. Khi căng lưới cần đảm bảo không có khoảng trống nào giữa hai cột trụ và lưới.

 

Nguồn: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Badminton_Court.jpg

 

Kích thước sân cầu lông bao nhiêu?


Tùy vào loại hình thi đấu cầu lông đánh đơn hay đánh đôi, kích thước sân cầu lông chuẩn được quy định bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF như sau:


Kích thước  Sân cầu lông đơn Sân cầu lông đôi
Chiều dài 13,4m 13,4m
Chiều rộng 5,18m 6,1m
Độ dài đường chéo 14,3m 14,7m
Diện tích 69,412m2 81,74m2

 

Để chỉ rõ vùng rơi của quả cầu đúng quy cách có thể kẻ thêm 4 dấu 40 mm x 40 mm phía trong đường biên dọc của sân đơn thuộc phần bên giao cầu bên phải, cách cạnh ngoài của đường biên ngang cuối sân từ 530 mm đến 570 mm và từ 950 mm đến 990 mm

 

Nguồn: Internet

 

Đường kẻ tiêu chuẩn sân cầu lông?


Các vạch kẻ phân tách khu vực diện tích rõ ràng, xác định các vị trí đánh trên sân, các đường biên dọc và biên ngang xác định khuôn viên sân cầu, phải đảm bảo dễ nhìn, độ rộng đường kẻ là 4 cm, sơn màu trắng hoặc vàng, giúp tăng khả năng nhìn của vận động viên và xác định tính điểm trong thi đấu.


Các đường kẻ line trên sân cầu như sau: 

  1. Baseline: đường biên song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân, chiều dài của Baseline bằng chiều rộng của sân cầu lông.
  2. Doubles sideline: đường thẳng cùng với Baseline tạo thành các đường ranh giới bên ngoài cho sân cầu lông.
  3. Center line: đường kẻ vuông góc với lưới, giúp chia sân thành 2 phần phải và trái để các tuyển thủ thực hiện giao cầu.
  4. Short service line: cách lưới khoảng 2m, còn được gọi là vạch giao cầu ngắn.
  5. Long service line: là vạch giao cầu dài, khi giao cầu bạn không được để cầu đi quá vạch này

 

Sân cầu lông ngoài trời vs. trong nhà


-  Quy chuẩn sân cầu lông ngoài trời và trong nhà không thay đổi, tuy nhiên với sân cầu lông ngoài trời, nền sân là yếu tố rất quan trọng khi thi công, xử lý khe co giãn nhiệt, tính thẩm mỹ và nước sơn sân cầu.

- Khi chơi trên sân ngoài trời, hệ thống chiếu sáng đảm bảo công suất chiếu sáng rõ ràng, chân thực, không làm ảnh hưởng đến khả năng thi đấu của người chơi.

- Lưới thi đấu của sân cầu lông ngoài trời cần chắc chắn, để giữ được độ vững chắc khi trời có gió hay mưa, nên dùng lưới màu đậm, có độ dày đều nhau

- Và với sân cầu lông ngoài trời hay trong nhà, sân nên được bảo trì khi bị rỗ mặt, đã cũ, xuống cấp sau quá trình khai thác sử dụng, đảm bảo chất lượng, an toàn trong thi đấu

 

 

 

 

Tìm kiếm
Quảng cáo